Skip to content

Món ngon ngày Tết - đổi món ngày Tết với những loại bánh truyền thống ngon chuẩn vị

Món ngon ngày Tết - đổi món ngày Tết với những loại bánh truyền thống ngon chuẩn vị
01.01.20192100 lượt xem
Tết nhất muốn ăn những món bánh ăn vặt để làm nhẹ bụng, giảm đi cái ngán của bánh chưng, bánh Tét truyền thống nhưng lại không biết mua ở đâu? Có những món bánh rất dễ làm tại nhà mà không phải ai cũng biết. Hoadep24 xin chia sẻ với bạn đọc một số cách làm bánh Tết ăn tại nhà vừa thơm ngon, nhẹ bụng vừa sạch sẽ đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bên cạnh những món ăn không thể thiếu cho ngày Tết như bánh Chưng, bánh Tét, nem rán, dưa hành, giò lụa, giò xào.. Ngày nay, nhiều gia đình đã chuẩn bị sẵn các nguyên liệu cần thiết từ trước Tết để làm những loại bánh truyền thống ăn trong dịp Tết như một món tráng miệng, bánh ăn bữa phụ giúp làm nhẹ bụng, giảm độ ngán khi ngày Tết ăn quá nhiều món quen thuộc.

Sau đây là những món bánh ngon có thể tự làm  trong ngày Tết:

  1. Bánh tẻ

Bánh tẻ, có nơi gọi là bánh lá hoặc Bánh răng bừa, là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa, Việt Nam. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc cho chin, nhân bánh là thịt băm.

Bánh tẻ

Có thể kể ra một số loại bánh tẻ nổi tiếng như: - Bánh tẻ làng Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh) - Bánh tẻ làng Phú Nhi (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) - Bánh tẻ ở xã Phụng Công Văn Giang, Hưng Yên   - Bánh lá ở Khoái Châu, Hưng Yên. Ở Mỹ Đức, Hà Nội cũng có bánh tẻ nhưng ít nổi tiếng hơn và bánh tẻ nhà làmđạm bảo ngon chuẩn vịtheo công thức sau:

Nguyên liệu làm bánh tẻ

  • Gạo tám: 1kg
  • Thịt lợn ba chỉ hoặc nạc vai: 800g
  • Hành củ khô: 200g
  • Mộc nhĩ: 200g
  • Lá dong (loại nhỏ): 60 lá hoặc lá chuối
  • Dây buộc. Nước vôi trong

Các bước làm bánh:

Làm vỏ bánh:

  • Đem gạo ngâm 3-4 tiếng thì đem xay với nước vôi trong.
  • Sau đó cho lên bếp đun và quấy đều tay với lửa nhỏ đến khi bột chín khoảng 50%, trong khi quấy cho vào bột một chút muối và mì chính.
  • Đến khi bột hơi quánh, quấy thấy nặng tay là được.
  • Bắc bột ra dùng máy hoặc tay đánh nhuyễn lại bột cho bột không bị vón cục.
  • Cho bột lên mâm để khoảng 30-40 phút cho bột ráo và nguội bớt trước khi làm bánh.

Trong lúc đó thì tiến hành làm nhân bánh.

Nhân bánh:

  • Thịt lợn ba chỉ thái hạt lựu xào với mỡ. Mộc nhĩ ngâm nở mềm rồi thái nhỏ xào chín. Hành khô thái nhỏ rồi phi thơm. Tất cả cho vào trộn đều và đảo chín trên chảo với hạt nêm, nước mắm ngon, hạt tiêu.

Gói bánh:

  • Dùng thìa xúc những phần bột ước lượng bằng quả trứng gà nhỏ dàn theo chiều dọc theo hình lòng thuyền, cho nhân vào giữa lớp bột, gói bánh làm sao cho hai đầu bánh thuôn dài, phần giữa gồ lên để chiếc bánh giống với cái răng bừa (ở giữa phình to, 2 đầu nhỏ),
  • Gấp lá dong theo hình sống trâu, vuốt đều vận lá và gập 2 đầu lá lại.

Luộc bánh:

  • Bánh gói xong có thể đem luộc hoặc hấp cách thủy giống như xôi. Ước lượng nước xăm xắp, đun sôi.
  • Cho bánh vào đậy kín vung, đun to lửa ,sôi khoảng 20 phút.
  • Đổ ra để khoảng 5 phút cho ráo nước, ăn ngay hoặc ủ giữ nhiệt ăn tới đâu lấy ra tới đó.​

Nước chấm, gia vị:

  • Bánh răng bừa khi ăn chấm với tương ớt hoặc nước mắm ớt, tương Bần Hưng Yên tùy khẩu vị, sở thích của từng người.

Bạn chắc chắn sẽ bị chinh phục bởi hương vị đơn giản mà ấn tượng của bánh tẻ do chính mình làm.

  1. Bánh gio hoặc bánh tro

Đây là món bánh truyền thống của người Việt. Bánh có vị lạt, mát dịu, thoảng thoang mùi tro vôi, mới ăn hơi lạ miệng sẽ là món ăn chống ngấy, dễ tiêu cho ngày Tết.Cách làm bánh gio mật Tramdoctarot sưu tầm đượcdưới đây sẽ giúp những ai thèm bánh gio mật mà không biết mua ở đâu có thể thỏa mãn cơn thèm đấy nhé.

Nguyên liệu làm bánh gio:

  • Gạo nếp: 1kg
  • Đường, muối. Nước tro hoặc nước tro tàu
  • Lá dong loại nhỏ, dây lạt

Cách làm bánh gio mật:

Ngâm gạo

  • Gạo nếp bạn vo đãi nhiều lần cho thật sạch sau đó ngâm vào xoong nước lạnh to có hòa 1 ít muối, thời gian ngâm lần 1 là 5-6h.
  • Để làm nước gio, bạn lấy cây thạp nhạp (là loại cây mọc trên rừng, rất phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc) cùng với quả của cây xoan mang về đốt thành tàn tro.Sau đó, lọc lấy phần nước.Tuy nhiên, bạn có thể mua sẵn nước tro làm sẵn. Bạn có thể pha nước tro với tỉ lệ như sau: 1 thìa canh nước tro thì pha với 1 lít nước lọc.
  • Sau khi đã ngâm nước muối, bạn cho gạo nếp ngâm với nước tro theo tỉ lên trên trong 22h.
  • Bạn có thể kiểm tra gạo nếp đã ngấm đủ hay chưa bằng cách lấy hạt gạo nếp đặt vào giữa 2 ngón tay cái và ngón trỏ, ấn nhẹ, nếu thấy hạt nếp vỡ nhẹ ra thì tức là có thể làm bánh.
  • Trong trường hợp bạn ngâm gạo nếp với nước tro bạn cần xả lại nhiều lần với nước lọc cho thật sạch rồi xóc thêm muối để ra rổ cho ráo nước. Còn nếu ngâm với nước tro tàu, sau khi ngâm bạn chỉ cần đổ ra rổ cho gạo ráo nước.

Gói bánh

  • Đun 1 nồi nước lớn, cho lá dong vào chần kỹ để mất bớt chất diệp lục trong lá. Sau đó mang rửa sạch, để ráo nước.
  • Xếp hai chiếc lá lên một mặt phẳng, úp phần mặt phải của lá xuống. Múc 2 thìa súp gạo dàn đều lên lá.Sau đó bạn cuộn lá lại, gấp phần lá thừa hướng trong, dùng dây buộc suốt chiều dài của bánh.Lần lượt gói cho tới khi hết gạo.

Nấu bánh

  • Bánh gio gói xong bạn xếp vào nồi sạch, lưu ý là nồi không được dính dầu mỡ bởi nếu có dầu mỡ sẽ khiến bánh không thể chín được. Đổ ngập nước và luộc trong khoảng 2 – 2,5 giờ là bánh đã nhừ. Khi thấy nước cạn bạn có thể chế thêm nước vào để nồi bánh không bị hết nước.
  • Khi bánh chín thì xả dưới vòi nước lạnh sau đó treo lên chỗ thoáng mát.

Làm mật mía chấm bánh gio

  • Bạn có thể cho đường trắng vào chảo nóng, đun nhỏ lửa cho đến khi đường chảy thành nước màu vàng cánh gián, đường tan hoàn toàn, đường trở thành nước đặc, quánh lại là được.
  • Đơn giản hơn thì bạn chỉ cần chấm bánh gio với đường trắng cũng rất ngon.

 

Như nào là một chiếc bánh gio đạt tiêu chuẩn? Khi lớp lá cuối cùng được bóc ra, chiếc bánh như một khối ngọc màu hổ phách trong vắt, có thể nhìn thấu bên trong  từng hạt gạo nếp nhỏ óng ánh. Khi ăn, chấm bánh vào bát mật mía vàng óng, thơm phức rồi nhẩn nha tận hưởng hương vị rất lạ của bánh tro. Hoặc, bạn có thể cắt bánh thành những miếng nhỏ để ra đĩa rồi rưới mật mía lên trên. Hãy cùng thưởng thức hương vị truyền thống Việt với những chiếc bánh gio cổ truyền này nhé!

  1. Bánh ít trần (nhân tôm thịt)

Những bạn nào thích hương vị miền Trung hãy thử tài với món bánh truyền thống dễ ăn dễ làm này

Nguyên Liệu     

  • 300 gram bột nếp
  • 150 gram tôm khô
  • 150 gram thịt heo xay
  • 2 cái Nấm mèo ( mộc nhĩ)
  • 100 gram tôm tươi
  • 100 gram đậu xanh cà
  • Nước mắm, Chanh, Tỏi, ớt, Lá chuối, Hành lá

Các bước làm bánh:

  • Bột nếp cho ra thau,cho 150 mL nước ấm vào bột nhồi cho dẻo mịn. Để bột nghỉ 10 phút.
  • Nấm mèo ( mộc nhĩ) ngâm nước cho nở, đem băm nhuyễn.
  • Đậu xanh ngâm 30 phút cho nở, xong đem hấp chín đậu
  • Tôm lột vỏ băm nhỏ + thịt heo xay nêm chút hạt nêm + 1 muổng nhỏ bột ngọt + chút nước mắm.
  • Phi hành thơm, cho tôm và thịt vô xào chín, cho tiếp nấm mèo băm nhuyễn vào đảo điều
  • Đậu xanh chín xay nhuyển. Trộn chung nhân tôm thịt  rồi vo viên tròn
  • Bột nếp bắt miếng bột vừa ăn xe tròn đè dẹp cho nhân vào giữa xong gấp mí lăn tròn như quả trứng. Làm tiếp cho đến khi hết phần nhân.( khi làm xong cho chút dầu ăn lên lá chuối để bánh ít không bị dính vào nhau
  • Cho nước vào nồi hấp, hấp trong 15 phút bánh chín là ngon.
  • Tôm khô cho nước nóng ngâm nở. Xong dã nhuyển, bắt lên chão bật bếp sên tôm khô chấy Thắng mỡ hành : Hành lá cắt nhỏ cho dầu ăn nóng cho hành vào tắt bếp.
  • Làm nước mắm : Cho 2 thìa nước mắm, 3 thìa g đường + 3 thìa nước lọc + tỏi. Ớt băm. Thêm chút cốt chanh cho thơm ngon. Nếm nước mắm có vị chua ngọt là ok,

Bánh ít cho ra lá chuối, rắc mỡ hành với tôm khô chấy cho trên mặt bánh thơm ngon, chấm cùng nước mắm chua ngọt được hoà quyện vào nhau tạo nên hương vị tuyệt vời.

  1. Sủi dìn Thái Nguyên

Một món ngon chỉ có vào mùa đông sẽ khiến bạn ấm bụng trong những ngày Tết

Món ăn được làm từ bột nếp và nước canh gừng rất đơn giản.

Nguyên Liệu     

  • 600 ml nước
  • 5 thìa canh cafe vừa đường  (1 thìa canh =1 tablespoon (viết tắt là tbsp hay tbs.)= 15ml)
  • 1 thìa canh mật ong
  • Dừa nạo, lạc rang, gừng

Các bước thực hiện:    

  • Đun sôi 600ml nước cùng với 1/3 hoăc 1/2 củ gừng tươi
  • Khi nước sôi cho tiếp tục 1 muỗng mật ong và 5 muỗng vừa đường. Đậy nắp 1 chút và đợi đường tan.
  • Bột rất dễ nhào nặn nên hãy chuẩn bị lạc và dừa nạo trước khi nhào bột. Đổ từ từ nước vào cùng số lượng bột bạn muốn. Nặn như lúc nặn bánh trôi .Mmón này chỉ khác bánh trôi ở chỗ là k cho nhân đường vào và nặn bé hơn một chút
  • Sau khi nặn tròn thành từng viên bột và nước gừng đun đã đủ sôi. Thả những viên bột vừa nặn vào đến khi chúng nổi lên mặt nước là chín.
  • Cuối cùng, vớt bánh ra bát và thêm lạc và dừa đã nạo vào.
  1. Bánh giò

Đây có lẽ là loại bánh khó làm nhất, công phu nhất trong những loại bánh kể trên.

Bánh giò được làm bằng bột gạo tẻ, bột năng hòa trong nước xương hầm, nhân làm từ thịt lợn băm nhỏ có kèm mộc nhĩ, hành tím khô, hành tây, hạt tiêu, nước mắm, muối. Đây là một món ăn sáng cực kì quen thuộc và hấp dẫn. Bất kì một người con xa xứ nào cũng có những lần nhớ đến hương vị của bánh giò cũng giống như phở vậy.

Nguyên liệu (khoảng 7 cái bánh):

  • Phần vỏ bánh: 200gr bột gạo, 50gr bột năng, 1 lít nước hầm xương, bột nêm, 2 thìa dầu ăn.
  • Phần nhân bánh: 200gr thịt xay, 2 củ hành khô, 1 nắm mộc nhĩ, 5-6 cái nấm hương, 1 thìa nước mắm, bột nêm, tiêu .
  • Lá chuối ( có thể cho bánh vào bát ăn cơm nếu bạn không thể tìm được lá chuối)

Phần vỏ bánh

  • Cho bột và nước vào khuấy đều cho bột tan vào nước. Ngâm ít nhất 2 tiếng hoặc qua đêm. Khi ngâm bột sẽ ngấm nước cho vỏ ngon hơn và không có mùi bột.
  • Sau đó, chắt bớt phần nước ngâm bột đi. Khi chắt gần hết phần nước đi thì khuấy lại cho bột và phần nước còn lại quện vào nhau.
  • Đun sôi nước hầm xương rồi đổ bát nước bột vừa chắt đi vào nồi nước xương. Hạ lửa vừa, khuấy đều tay đến khi bột nặng tay nửa sống nửa chín thì tắt bếp. Để bột nguội bớt thì có thể gói bánh.

Nhân bánh

  • Uớp thịt với nước mắm, dầu hào, bột ngọt, tiêu khoảng 15 phút
  • Mộc nhĩ nấm hương( tôm khô) ngâm nở rửa sạch, băm hoặc xay vụn
  • Phi thơm hành tỏi xay
  • Cho thịt vào xào ở lửa to 1-2 phút rồi cho mộc nhĩ, nấm hương, tôm khô đã xay nhỏ vào đảo cùng 1 phút sau hạ lửa nhỏ nhất để thịt hết đỏ chín tới thì nêm nếm lại gia vị, rắc tiêu và tắt bếp. Chú ý: làm nhânphải dùng nước mắm và tiêu thì mới dậy vị thơm của nhân được hơn là dùng muối ko 

Gói bánh

  • Lá chuối rửa sạch trần qua nước nóng, lau khô. Cắt lá thành miếng vuông tầm 30cmx30cm
  • Gập lá theo đường chéo hai lần rồi mở ở giữa ra được góc lá hình kim tự tháp
  • Múc một muỗng canh bột vào dàn đều rồi tiếp đó cho 2 thìa canh nhân vào
  • Múc tiếp hai muỗng bột đổ tiếp vào và dàn đều cho cho kín nhân
  • Gập lá lại thành hình vuông ở đáy, vừa gập vừa nén nhẹ bột cho bột dồn đều vào các góc.
  • Hấp bánh 30 phút thì bỏ ra cho nguội.

Lưu ý:

  • Bánh giò không nên ăn ngay lúc vừa làm xong vì bột còn nóng sẽ nhão nên phải đợi cho nguội bớt mới ăn.
  • Theo kinh nghiệm thì luộc bánh sẽ ngon hơn là hấp vì lá ngấm vào vỏ cho màu xanh thơm đặc trưng, vỏ mềm mại giống hàng hơn và nhân luộc cũng nhừ ngon hơn. Nếu luộc phải gói và buộc bánh chặt tay nếu không sẽ bị bục.
  • Muốn lớp vỏ có màu xanh đẹp bạn có thể dùng nước lá dứa pha lẫn nước hầm xương.

Chúc các bạn thành công với những cách làm bánh Tết truyền thống mà Tramdoctarot chia sẻ này nhé!

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5